Vì sao? Vì “Đường vận tải biển” vận chuyển được nhiều hàng hóa, thời gian hợp lý bên cạnh đó giá thành rất ổn so với đường hàng không hay đường bộ.
Là một chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thường xuyên được nhắc đến nói một cách hình tượng hóa nó chính là “linh hồn” của lô hàng.
Bill of lading có rất nhiều loại:
Bill gốc ( original Bill): là Bill cho hãng tàu hoặc forwarder phát hành. Trên Bill Phải là bản có chữ ký bằng tay (manually signed), đây cũng là điều quan trọng nhất để phân biệt đó là vận đơn gốc hay không, mọi vận đơn có đóng dấu hay có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay lên trên vận đơn đều không được coi là vận đơn gốc.
Thông thường thì người ta phát hành 1 bộ vận đơn bao gồm 03 bản Original (có thể là 02 hoặc nhiều hơn 03 bản) giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung nhưng cũng có nhiều hãng tàu, forwarder muốn phân biệt một cách rõ ràng hơn học có thể in vào vận đơn các chữ như ” First Original”, “Second Original” và ” Third Original”, trong khi đó một số hãng khác thì lại điền là ” Original “, ” Duplicate ” và sau đó là “Triplicate” tương tự với tiếng Việt là ” Vận đơn bản gốc 1″. “Vận đơn bảng gốc 2” và cuối cùng là “Vận đơn bảng gốc 3” và tất cả đều có giá trị pháp lý như nhau.
Khi người nhập khẩu lựa chọn bill gốc thì họ muốn sẽ đảm bảo chắc chắn, nhận được Bill gốc thì mới chuyển tiền thanh toán còn lại cho người xuất khẩu.Vì vậy, với loại bill này cho thấy sự chắc chắn trong việc mua hàng, thường được dùng nhiều và ưu tiên đối với các đối tác mới ở nước ngoài.
Nhăc tới Bill gốc thì sẽ có thêm một loại Bill copy nhưng đơn giản bill copy là các bản đánh máy, bản in, bản photo,… mà không được ký bằng tay thì đều được coi là bản copy. Thông thường sẽ được dấu chữ “ copy”, trên một số vận đơn được in thêm dòng chữ ” Non- negotiable”
Dựa vào những thông tin trên thì chắc bạn cũng hình dung ra được sự khác biệt giữa bill gốc và Bill copy rồi chứ?
Tuy nhiên có những trường hợp có thể gây nhầm lẫn chẳng hạn những Bill được đóng dấu chữ original nhưng nếu không có chữ kí bằng tay thì cũng không phải là Bill gốc. Nhưng Một bản photocopy, bản sao, bản in, bản đánh máy có thể trở thành bản gốc bất cứ lúc nào nếu nó được người có thẩm quyền ký bằng tay lên đó, còn dấu “Original” thì ai đóng lên đó chẳng được. Nên bạn cũng cần lưu ý để tránh những trường hợp sai sót nhé.
Cũng giống như chức năng của một vận đơn bình thường khác, tuy nhiên trong nhiều trường hợp để thuận tiện cho việc lấy hàng ở đầu nhập khẩu, thì người xuất khẩu lựa chọn hình thức điện giao hàng ( Telex release).
Với hình thức này thì rất nhanh gọn, thuận tiện.
Sử dụng bill surender thì người xuất khẩu cần phải mất thêm chi phí telex release thường thì từ $25-$30/ Bill
Đối với người nhập khẩu thì khi sử dụng loại bill này thường là phải áp dụng đối với những đối tác đã quen thuộc vì có thể gây rủi ro khi đã thanh toán tiền hàng nhưng vấn không nhận được điện giao hàng
Seaway Bill thì cũng tương tự như là các loại bill khác, tuy nhiên nó là phương thức giải phóng hàng nhanh gọn chỉ cần làm việc qua nội bộ website của hàng tàu hoặc forwarder.
Sự tiện lợi khi sử dụng seaway bill trong vận tải cũng giảm được chi phí cho các bên: phí surrenderred B/L, telex release, chi phí gửi chứng từ (B/L gốc) cho người mua hàng,…
Vì sự thuận tiện của seaway bill nên nhà xuất khẩu thường sợ bị rủi ro về hàng hóa, hàng sử dụng loại bill này thì chỉ cần hàng về tới cảng đích là người nhập khẩu nhận được hàng, không cần sự quyết định của shiper. Nên khi sử dụng loại này thì thường đối với những đối tác làm ăn lâu dài hoặc trường hợp công ty mẹ, con.
Cũng là một loại vận đơn đường biển ( bill of lading) , cũng là “ linh hồn” của hàng hóa giống như tất cả các loại Bill.
Tuy nhiên khác với house Bill thì loại bill này do hãng tàu phát hành. Trên master Bill có để thông tin hãng tàu và lô gô của hãng tàu đó. Vì vậy khi bạn liên hệ để kiểm tra thông tin về lô hàng thì có mình sẽ liên hệ trực tiếp với hãng tàu theo thông tin trên bill tàu. Hoặc trường hợp bạn book qua forwader thì coi như bên forwader thay mặt bạn để làm việc trực tiếp với hãng tàu.
House Bill là một vận đơn do forwader phát hành cho shipper, trên bill để thông tin của đại lí forwader chứ không phải là logo của hãng tàu.
Nói tới đây thì có thể nhiều bạn lại tự hỏi vì sao lại có nhiều loại bill: Bill gốc, surrender. Seaway bill, master bil và lại house bill nữa.
Tuy nhiên thực ra master bill và house Bill đều bao gồm các loại bill như bill gốc, surrender, seaway bill.
Khi sử dụng house bill đều có thể lấy được các loại bill gốc, hay surrender, seaway bill.
Điểm khác ở house bill chính là do người phát hành, do đó cũng khác nhau thông tin trên bill là hãng tàu hay đại lí forwader.
Closing time hay cut off hay trong xuất nhập khẩu người việt thường gọi là “thời gian cắt máng”
Chính là thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu phải hoàn thành xong việc thông quan hàng hóa, thanh lí container để cảng bốc xếp hàng hóa lên tàu. Nếu quá thời hạn closing time thì hãng tàu sẽ không nhận hàng hóa và coi như bị rớt tàu.
Đối với hàng nguyên container (FCL) các tuyến gần trong châu Á thì thời gian cắt máng có thể chỉ 1-2 ngày trước ngày tàu chạy, tuy nhiên các tuyến càng xa thì thời gian cắt máng trước ngày tàu chạy lâu hơn, tùy vào quy định của hãng tàu.
Đôi với hàng lẻ (LCL) thì thường thời gian cắt máng trước ngày tàu chạy lâu hơn, vì hàng LCL thưởng mất thời gian để gom hàng của các công ty mở consol gom hàng của các doanh nghiệp vào cùng 1 container và sau đó làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho container hàng hóa này.
Tuy nhiên , dưa vào mối quan hệ của bạn với hãng tàu hay đặc biệt là các bên forwader có mối quan hệ tốt với hãng tàu thì có thể xin thêm thời gian cắt máng trong những trường hợp gặp sự cố không kịp đưa hàng ra để thanh lí thì có thể xin thêm được từ 3-6 giờ đồng hồ để hỗ trợ khi cần thiết.
Free time là thời gian miễn phí được sử dung container của hãng tàu. Khi bạn lấy booking vận chuyển hàng hóa, hãng tàu sẽ cho bạn sử dụng container miễn phí trong những thời gian nhất định.
DEMURRAGE : Phí lưu container tại bãi của cảng.
DETENTION : Phí lưu container tại kho riêng của khách.
STORAGE : Phí lưu bãi của cảng.
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau để hiểu rõ ràng hơn.
Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng . Thông thường đối với hàng XK thì bạn sẽ được lấy container đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày . Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngàyDEM và 05 ngày DET với điều kiện bạn trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tầu dự kiến. Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi để xuất đúng lịch tầu đã book mà container để tại kho của bạn thì bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET). Nếu vì lý do nào đó bạn giao container về bãi nhưng sau closing time quy định và hàng không kịp xếp lên tầu dự kiến . Hàng của bạn sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi ( DEM ) và phí lưu bãi tại cảng ( STORAGE ).
Trong trường hợp bạn đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên.
Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM ) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tầu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tầu cập cảng . Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE . Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì bạn sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE ( nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng ) hay bạn sẽ phải trả phí DEM và DET nếu bạn đem hàng về kho riêng để dỡ hàng sau ngày quy định trên. Trong trường hợp bạn rút hàng tại bãi của Cảng sau 05 ngày được miễn nêu trên thì bạn phải trả phí lưu container ( DEM ) và lưu bãi ( STORAGE )